Miền Bắc

Nguyễn Chí Cường (bìa trái, hàng đầu) tích cực tham gia hoạt động cùng bạn bèNVCCVào ĐH khi mẹ bị bạ eu9

【eu9】Bí quyết của sinh viên làm thêm nhiều mà vẫn học giỏi

Sinh viên trưởng thành từ KTX: Làm thêm nhiều đầu việc vẫn học giỏi - Ảnh 1.

Nguyễn Chí Cường (bìa trái,íquyếtcủasinhviênlàmthêmnhiềumàvẫnhọcgiỏeu9 hàng đầu) tích cực tham gia hoạt động cùng bạn bè

NVCC

Vào ĐH khi mẹ bị bại liệt nửa người…

Cường là một sinh viên có hoàn cảnh khá đặc biệt. Lúc nam sinh đang học lớp 12, mẹ đột nhiên bị bệnh rồi bại liệt nửa người. Suốt 4 năm nay, căn bệnh này kéo dài, mẹ Cường không còn có thể lao động mà phải sống nhờ vào trợ cấp từ nhà nước. Cả nhà chỉ còn trông vào mình bố với công việc khi phụ hồ, khi làm rẫy.

Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng bố mẹ Cường vẫn lo cho 3 người con vào ĐH, CĐ. Trước Cường là anh cả đã hoàn thành bậc học CĐ, anh kế học ĐH về xây dựng. Khi Cường vào ĐH, bố Cường một mình lo cho 2 anh em cùng học ĐH. Tiền học phí của 2 anh em chủ yếu là từ nguồn vay ngân hàng chính sách xã hội địa phương. Còn sinh hoạt phí là do bố đi làm cung cấp hằng tháng.

Nhớ lại lúc mới đặt chân vào KTX ĐH Quốc gia TP.HCM, Cường gọi đó là chuỗi ngày nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên, nam sinh viên vượt qua mọi thách thức và đến gần cuối năm 1 xin được việc làm thêm để có thu nhập phụ giúp bố phần nào. Công việc đầu tiên từ cuối năm nhất đến nay của Cường là dạy lập trình cho học sinh tiểu học và THCS. Thù lao dạy học trực tuyến dù ít ỏi nhưng phần nào giúp giảm bớt áp lực tài chính cho bố mỗi tháng.

Đến năm 2, nam sinh viên công nghệ thông tin tìm thêm được công việc liên quan chuyên ngành học, là viết bài chia sẻ lập trình. "Làm thêm 2 công việc một lúc, em tự túc được sinh hoạt phí, đỡ gánh nặng hàng tháng cho ba mẹ.", Cường cho biết.

Sinh viên trưởng thành từ KTX: Làm thêm nhiều đầu việc vẫn học giỏi - Ảnh 2.

Dù vừa làm thêm, vừa tham gia các hoạt động nhưng Cường vẫn học tập tốt

NVCC

Năm học mới này, ngay sau khi trở lại KTX, Cường nhận thêm công việc mới là dạy thêm môn toán. Nhận một lúc các đầu việc khác nhau, Cường phân bố phù hợp quỹ thời gian ít ỏi trong ngày cho học, việc làm. Cường dạy thêm hầu hết vào buổi tối, còn viết bài cho trang web, Cường tranh thủ làm những lúc rảnh trong ngày.

Nói về phương pháp học tập, Cường chia sẻ: "Việc học em linh động, có thời gian rảnh lúc nào không học trên trường thì em sẽ học lúc đó, có lúc học vào buổi chiều, buổi sáng hoặc tối khuya. Khi học, em sẽ không đo thời gian học theo giờ mà cứ học đến khi nào cảm thấy mệt quá thì nghỉ, học hết bài trên trường thì nghỉ. Ngoài ra, em còn học những kiến thức bên ngoài và mong muốn có cơ hội được đi thực tập sớm".

Dù làm thêm kiếm tiền trang trải cuộc sống nhưng kết quả học tập của Cường vẫn ở mức đáng ngưỡng mộ. Suốt ba năm học, sinh viên này luôn đạt điểm tích lũy loại giỏi và không nợ môn nào. 

Ngoài học tập, Cường tích cực tham gia một số hoạt động do trường, khoa tổ chức, như: thanh niên khỏe, team building, một số hoạt động như thăm và trao quà cho các gia đình khó khăn (hoạt động ở địa bàn Củ Chi) do đoàn của trường tổ chức, sơn lại các khu tổ dân phố quét dọn chỗ ở cho học sinh, tổ chức sinh hoạt cho các em, quét dọn đường phố xanh sạch đẹp…

Tận hưởng mọi trải nghiệm và học hỏi từ mọi khó khăn

Chia sẻ về khoảng thời gian đầu tiên bước chân đến TP.HCM, Nguyễn Chí Cường nói: "Thời điểm đó, lo lắng lớn nhất của em khi lần đầu tới thành phố quá lớn, em ở dưới quê mới lên sợ không biết gì người ta sẽ lừa… Em mất gần khoảng 1 tháng để thích nghi với cuộc sống ở thành phố này từ việc quen các anh trong phòng KTX, đến việc di chuyển xe buýt đến trường".

Để vượt qua thách thức này và thích nghi với cuộc sống hiện tại, Cường luôn tự nhắc nhở bản thân rằng: "Ba mẹ làm việc vất vả để em có cơ hội này và em không thể bỏ lỡ nó. Em cảm thấy mình phải không ngừng nỗ lực học tập và không được từ bỏ để một ngày nào đó có thể giúp gia đình thoát khỏi khó khăn tài chính, không còn lo lắng, suy nghĩ về tài chính".

Nam sinh viên nói tiếp: "Ba mẹ rất thương em, dù ở nhà không có ăn nhưng vẫn xoay xở để gửi tiền cho em ăn học. Do đó, em tự dặn mình phải luôn ghi nhớ công ơn của ba mẹ và dù có khó khăn cỡ nào cũng không được từ bỏ. Một câu em rất thích và luôn trong đầu em, tạo động lực cho em khi em mệt mỏi đó là: tốc độ thành công của bạn phải nhanh hơn tốc độ già đi của ba mẹ".

Sinh viên trưởng thành từ KTX: Làm thêm nhiều đầu việc vẫn học giỏi - Ảnh 3.

Nguyễn Chí Cường hiện là sinh viên năm 3 ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM

NVCC

Từ kinh nghiệm bản thân mình, Cường gửi lời nhắn nhủ với các tân sinh viên lần đầu xa gia đình đặt chân đến thành phố lớn học ĐH. Cường chia sẻ: "Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy xác định rõ mục tiêu của mình. Điều này sẽ giúp mình có hướng đi rõ ràng và động lực mạnh mẽ để vượt qua khó khăn, mọi thách thức".

Yếu tố thứ 2, theo Cường, là kỹ năng quản lý thời gian. "Hãy lập kế hoạch hợp lý để cân bằng giữa học tập, công việc bán thời gian nếu có và thời gian dành cho bản thân. Điều này sẽ giúp bạn tránh tình trạng bị áp lực thời gian và cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống hàng ngày", nam sinh viên nói.

Bên cạnh đó, tiết kiệm và quản lý tài chính là kỹ năng quan trọng. "Sử dụng các ưu đãi sinh viên và tìm cách kiếm thêm thu nhập nếu cần thiết. Việc lập kế hoạch chi tiêu cũng rất quan trọng vì nó giúp sinh viên kiểm soát được dòng tiền của mình", Cường nhấn mạnh.

Ngoài ra, Cường cho rằng, sinh viên năm nhất không nên ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ trường học. Nhà trường thường có các dịch vụ hỗ trợ sinh viên, từ học bổng đến tư vấn tâm lý. Hãy tận dụng những cơ hội này để giảm bớt gánh nặng tài chính và tâm lý của gia đình.

"Cuối cùng, hãy luôn tự động viên bản thân. Đôi khi, cuộc sống xa nhà có thể khá khó khăn, nhưng hãy nhớ rằng bạn đã vượt qua nhiều khó khăn trước đây và bạn có khả năng thành công. Đừng bao giờ quên đam mê học tập của bạn và luôn nỗ lực hết mình để đạt được những ước mơ của mình. Điều quan trọng nhất là hãy tận hưởng mọi trải nghiệm và học hỏi từ mọi khó khăn", nam sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM nhắn nhủ.

Bí quyết của sinh viên làm thêm nhiều mà vẫn học giỏi - Ảnh 4.

 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap